Hotline

(+84) 852 080 383

Về Wecare247

T-Bay sẽ luôn là sự lựa chọn hàng đầu Tin cậy nhất – Chuyên nghiệp nhất cho khách hàng mỗi khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu bên cạnh mình.

Thông tin liên hệ

78 Nguyễn Thái Học, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. HCM

(+84) 852 080 383

hotro@tbay.vn

10 lưu ý để chăm sóc người bệnh nhanh hồi phục

Chăm sóc người bệnh đúng cách sẽ giúp họ hồi phục nhanh chóng. Người bệnh mới phục hồi cần cân bằng dinh dưỡng và tạo tinh thần thoải mái, dễ chịu.

Cách chăm sóc người bệnh nhanh hồi phục

Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Bằng cách giúp đỡ và cải thiện sức khỏe lẫn đời sống tinh thần, cần một người chăm bệnh thật tận tình và ân cần. Điểm ngay 10 yếu tố để giúp hoàn thiện bản thân trở thành người chăm bệnh “hoàn hảo” bên dưới đây nhé.

1. Gặp gỡ và nhận tư vấn từ điều dưỡng viên, bác sĩ chuyên môn

Với kiến thức sâu rộng về chuyên khoa, bác sĩ hay điều dưỡng viên sẽ xây dựng bài tập vận động, lên thực đơn dinh dưỡng và chăm sóc các vết thương của người bệnh tốt hơn.

 

Trao đổi và xin tư vấn của Bác sĩ, điều dưỡng viên về chế độ chăm sóc

Chế độ chăm sóc khoa học sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi hơn. Vì vậy, hãy chịu khó cập nhật những thông tin về phương pháp chăm sóc hữu hiệu bạn nhé.

2. Dùng thuốc đã kê đơn bởi bác sĩ

Uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo đơn Bác sĩ sẽ nhanh chóng hồi phục hơn. Chính vì vậy, một trong những điều rất quan trọng khi chăm sóc người bệnh là phải hỗ trợ, nhắc nhở họ uống thuốc, không để quên liều. Có một số loại thuốc là thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng, còn một số loại dùng để giảm đau và thuốc để đặc trị và nên chú ý uống thuốc theo đúng giờ quy định. 

Dùng thuốc đúng liều, đúng giờ

Tất nhiên, bạn cũng không nên để người bệnh phụ thuộc quá nhiều về thuốc. Nếu như không bắt buộc thì không nên dùng nữa mà hãy để cơ thể tự hồi phục, sử dụng kèm với các thực phẩm có lợi và tạo nên tinh thần thoải mái, thế mới là tốt nhất.

3. Kế hoạch cho bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng

Tinh thần của người bệnh sẽ nhanh chóng mệt mỏi và suy giảm, vì vậy cách tốt nhất vẫn là bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý, người bệnh chỉ nên ăn những thực phẩm dễ dàng tiêu hóa, mềm, ưu tiên rau củ, đồng thời uống đủ 2 lít nước vào mỗi ngày.

Bữa ăn dinh dưỡng giúp hồi phục nhanh thể trạng

Cách xây dựng có thể tham khảo ý kiến của điều dưỡng viên, nhưng lời khuyên là nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Một số món ăn giúp hồi phục thể trạng nhanh như: súp gà, cháo, canh,… đi kèm với rau xanh và trái cây nhằm bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất cần thiết khác để hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng táo bón.

4. Vệ sinh cá nhân cho người bệnh

Một trong những nỗi trăn trở và băn khoăn nhất của người bệnh là vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Bởi họ ít được phép hoạt động nên không thể tự mình chăm sóc vệ sinh cá nhân được. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của người bệnh, tốt hơn hết bạn nên lập thời gian biểu về cách vệ sinh mỗi ngày cho người bệnh.

Vệ sinh sạch sẽ toàn diện cho bệnh nhân

Đầu tiên, hỗ trợ bệnh nhân đánh răng và làm sạch các thức ăn còn sót lại ở kẽ răng, điều này nhằm bảo vệ toàn diện sức khỏe răng miệng. Khi tắm rửa cần tránh gió, lau khô toàn thân khi tắm xong và chú ý nhiệt độ của nước, vừa ấm đủ để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái. Đặc biệt khi chăm sóc cần rửa tay bằng xà phòng để tránh vấn đề lây nhiễm. Và cũng đừng quên trang bị khẩu trang nhé.

5. Tăng cường vận động, tránh teo cơ

Nếu như bệnh nhân gặp phải các về đề về xương khớp hay không thể đi lại , thì phần lớn thời gian của họ đều gắn liền trên giường bệnh và ít có cơ hội vận động khối cơ bắp. Nếu để lâu ngày không hoạt động rất dễ dẫn đến tình trạng teo cơ, gây khó khăn trong quá trình hồi phục.

Giúp đỡ bệnh nhân luyện tập tránh bị teo cơ

Bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình tự thân cử động, người chăm có thể xoa bóp các chi và hỗ trợ các bài tập kéo giãn khớp gối, khớp háng và xoay cánh tay. Tuy nhiên, việc ưu tiên cần thiết của người bệnh vẫn là tịnh dưỡng và nghỉ ngơi, nên hãy tạo cho họ một không gian yên tĩnh và trong lành.

6. Theo dõi tâm lý của bệnh nhân

Ngoài vấn đề bệnh lý, tâm lý cũng là nguyên nhân khiến cho căn bệnh của người bệnh ngày không hề thuyên giảm. Những người bệnh thường xuyên cáu gắt, trầm lặng rất dễ khiến cho bệnh tình càng xấu đi. Cần có một người theo sát bệnh nhân để trò chuyện và tâm sự, hiểu hơn về tâm tư bệnh nhân.

Chú ý đến tâm lý của bệnh nhân

Khi nói chuyện với người bệnh, đặc biệt là người lớn tuổi cần ứng xử nhẹ nhàng, thấu hiểu tâm trạng của họ. Thái độ mềm mỏng và ân cần chính là chìa khóa để mở ra tâm tư của người già đấy.

7. Không gian sống cần thoáng mát, trong lành

Để tinh thần luôn cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng tích cực thì không gian mà họ đang ở cần sạch sẽ và thoải mái phải không nào. Một căn phòng có cửa sổ sẽ rất hợp lý trong quá trình điều trị bệnh đấy, khi đấy ánh sáng sớm và cơn gió nhẹ khiến ai nấy đều có cảm giác dễ chịu. Nếu có thời gian, hãy đưa người bệnh đi dạo mỗi ngày, để tinh thần họ thoải mái hơn.

Quét dọn, lau chùi phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát

Ngoài ra, người chăm sóc cần chú ý ga giường, chiếu, chăn, màn luôn được sạch sẽ. Phòng được lau chùi và quét dọn hàng ngày, ít người qua lại tránh gây khó chịu cho bệnh nhân.

8. Phòng chống các tai nạn trong nhà

Kiểm tra toàn bộ xung quanh khu vực trong nhà hay các khu vực mà bệnh nhân di chuyển xem có thực hiện đủ các biện pháp đảm bảo an toàn té ngã hay chưa. Người bệnh sẽ chẳng muốn thu dọn giúp bạn đâu. Hãy dọn đi đống đồ lộn xộn mà bạn có thể vấp phải khi di chuyển để tạo nên lối đi thông thoáng hơn.

Dọn dẹp sạch sẽ tất cả chướng ngại vật trên đường đi

Nếu nhà bạn có thang bậc, nên ưu tiên để bệnh nhân ở tầng trệt và tránh để họ di chuyển lên trên cầu thang. Bởi đây chính là khu vực gây nguy hiểm nhiều nhất, khi có bất kỳ chướng ngại vật nào và nếu như vô ý thì dễ gây tổn thương đến người bệnh, vốn đã yếu trong quá trình hoạt động.

9. Chăm sóc cẩn thận các vết thương

Vì một sơ suất mà người nhà của bạn đang bị hành hạ bởi các vết thương, bạn nên đặc biệt chú ý về cách thay và băng bó vết thương. Bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa việc nhiễm trùng thì cần phải giữ cho miệng vết thương luôn được sạch sẽ.

Thay băng thường xuyên và tránh nhiễm trùng

Nên tuân theo lời khuyên của điều dưỡng viên như: tránh làm ướt bông bằng vết thương, tắm bằng vòi sen thay vì tắm bồn để tránh ngâm vết thương trong nước, thay bông băng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ và tránh mang vác các vật nặng hoặc thực hiện các vận động rất dễ làm rách miệng vết thương.

10. Theo dõi, cập nhật thường xuyên tình trạng của bệnh nhân

Để tiện cho việc theo dõi và biết được bệnh nhân đang ở giai đoạn nào thì bạn cần ghi chú lại những thông tin đó. Ví dụ hôm nay bệnh nhân tâm trạng như thế nào, ăn uống có ngon miệng không hay thực hiện đầy đủ bài tập trong ngày chưa. 

Theo dõi tiến triển bệnh tình bằng việc ghi chép

Trong quá trình chăm người bệnh, nếu như bạn thấy có dấu hiệu như khó thở, sốt cao, ho ra máu, không đi tiểu tiện, táo bón hay phân đen thì ngay lập tức cần báo ngay với bác sĩ để có các xử lý kịp thời.

Bạn đang cần một người chăm sóc người bệnh phải không nào? Vì đấy là một công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức cũng như chuyên môn làm bạn rất vất vả khi vừa phải chăm bệnh vừa đi làm. Đừng lo đã có WECARE247 với dịch vụ chăm sóc người bệnh tại TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng san sẻ nỗi lo toan của bạn. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ đến số hotline: 0938 999 247 để được tư vấn với gói phù hợp bạn nhất.

Tìm hiểu thêm về WECARE247 tại Facebook hoặc Youtube

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ chăm người bệnh tại bệnh viện và nhà riêng

Bài viết liên quan

0852.080383
Lên hệ